¯¯¶hốñG…ñhất SÇhool

4rum này đã bị admin bỏ hoang vào cũng chả có ai đâu
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
bobi.vn
Binh nhất
Binh nhất
bobi.vn


Học lớp : 8a1
Nữ
Tổng số bài gửi : 42
Vàng Vàng : 108
Ngày tham gia : 29/06/2011

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc Empty
Bài gửiTiêu đề: tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc   tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc I_icon_minitimeMon Jul 11, 2011 1:48 pm


Người Tầu và tục bó chân kinh hoàng










tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc 30149377_bo-chan1-1006
Bạn nào đã từng xem phim hoặc đọc truyện viết về thời phong kiến của
Trung Quốc hẳn không còn xa lạ với tục "bó chân" của phụ nữ nước này
thời xưa. Đối với phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến, chân càng bé càng
đẹp.


Thời đó, nếu một người phụ nữ nào có đôi chân chỉ cần hơi hơi to thôi(cỡ
bằng 2/3 của các bạn nữ nhà mình bây giờ) là đã được ví "bè bè như chân
con vịt", hoặc một câu mà người Tàu cổ rất tâm đắc là: "Chân gì mà to
như người Giao Chỉ(Giao Chỉ là danh từ người Tầu cổ gọi nước Việt Nam
ta)".

Đọc đến đây có lẽ nhiều bạn nghĩ rằng, sau nhiều năm bó chân khổ cực,
chân của các cô gái Tầu phải nhỏ, mềm mại và đẹp như chân em bé?

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc Baby_foot.21205603

Đôi chân của các cô gái Tàu cổ xinh đẹp như chân em bé?

Đáng tiếc là sự thật lại không được ngọt ngào đến như vậy. Đôi chân của
các cô gái Khựa cổ sau nhiều năm bó chặt đã không còn hình dạng của một
đôi chân con người. Nó trở nên biến dạng, quái dị đến mức mà chắc chắn
là bất cứ ai nhìn thấy cũng phải vắt giò lên cổ mà chạy.

Nói vậy nhiều bạn lại cho rằng vô lý bởi vì sao bọn đàn ông Trung Quốc
vẫn chịu được và vẫn thấy đẹp, vẫn tôn sùng đôi bàn chân nhỏ bé? Xin
thưa rằng, ở nước Khựa cổ, hành động tháo vải quấn chân của một cô gái
ra được xem là bệnh hoạn, đồi trụy và thậm chí còn bị xử phạt. Cũng có
nghĩa là, đôi bàn chân trần của cô gái, ngoài chính cô ta ra, thì chẳng
ai được biết. Người ta chỉ nhìn hình dạng của đôi chân thông qua chiếc
giầy hoặc lớp vải quấn chân.

Chỉ đọc sơ qua như vậy, nhiều bạn có thể vẫn cho rằng đôi chân đã bị bó
của thiếu nữ Trung Hoa chắc chỉ bé hơn bình thường và hơi khác thường
một chút? Nhưng nếu được tận mắt nhìn thấy những đôi chân kiểu này, tin
rằng bạn đọc sẽ thấy kinh hoàng bởi vì hình dạng của chúng quá quái dị
và khác thường.

Sau khi đọc một số tài liệu mà Góc Nhìn sưu tầm được dưới đây, tin rằng
nhiều bạn sẽ nghĩ đến những mỹ nhân của Trung Hoa cổ đại như Điêu
Thuyền, Dương Quý Phi, Vương Chiêu Quân... và ghép họ với những đôi bàn
chân quái đản mà sụp đổ đi hình tượng. Đáng tiếc là sự thực quá phũ
phàng :D. 8000 năm văn hóa của Trung Hoa xem ra cũng chỉ đặc sắc nhất ở
tục bó chân. Thật may là dân tộc Đại Việt tuy sinh sau đẻ muộn, lạc hậu
hơn nhưng lại không có tục bó chân.

Vì vậy tôi tự hào được làm người Việt, tự hào được sinh ra ở một đất nước không có trò bó chân :D
Góc Nhìn


Sau đây mời các bạn tham khảo một số tài liệu Góc Nhìn sưu tầm được về tục bó chân đặc sắc của Tàu Khựa anh hùng:

Tục bó chân ở Trung Quốc: một cách làm đẹp kinh hoàng

Đời nhà Đường, một cung nữ với những vũ điệu tuyệt vời trên đôi chân nhỏ
xinh bọc trong lụa gấm đã làm say lòng hàng trăm vị vương tôn công tử,
ngay cả bậc quân vương. Lòng đố kỵ nổi lên, các cô gái sắc nước hương
trời đua nhau tìm cách có bằng được “đôi bàn chân hoa huệ”.

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc 30149377_bo-chan10-1006

Các bé gái thực hiện nghi lễ bó chân từ rất sớm

Những chiếc giày bé tí bằng lụa, với nhiều màu sắc rực rỡ, làm say lòng
người, song đôi khi cũng khiến người ta lo ngại. Bởi vì những hình dáng
kỳ thú và kích cỡ của chúng - không tới 8cm-dường như thích hợp cho đôi
bàn chân của búp bê hơn là cho phụ nữ Trung Hoa mang vào chân trong thực
tế. Thế nhưng đó là sự thật nghiệt ngã. Xuất phát từ tập tục bó chân đã
có từ hàng ngàn năm qua, nó là bằng chứng cho cổ tục quái dị của đế chế
Trung Hoa cổ xưa.

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc 30149377_bo-chan11-1006

Gót chân chai cứng

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc 30149377_bo-chan14-1006

Không thể tự đi lại được

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc 200px-Bound_feet_%28X-ray%29

Xương của một chân đã bị bó lâu ngày

Truyền thuyết kể rằng, cách đây khoảng hơn ba nghìn năm, Trụ Vương đã
cưới nàng công chúa Đắc Kỷ đẹp nhất thế gian. Nhưng nàng cũng là người
gian ác nhất trên đời: đó là một con cáo thành tinh, hóa thành mỹ nhân
được ma quỷ phái đến để phá hoại đất nước Trung Hoa. Thân thể nàng chỗ
nào cũng đẹp một cách hoàn mỹ, nhưng duy chỉ có đôi chân là của con cáo.
Và để che đậy đôi bàn chân hồ ly đó, Đắc Kỷ đã phải dùng dải băng lụa
dài để bó chúng lại.

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc 690px-EineGruppe_des_schonenGeschlechts_ausDeutsh-ChinaTsingtao

Nhóm phụ nữ bị bó chân

Đến thế kỷ thứ 12 tục lệ này đã trở thành “mốt” phổ biến rộng rãi trong
giới thượng lưu Trung Quốc, chỉ dành riêng cho kiều nữ thuộc các gia
đình quyền quý vương giả.


tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc 582px-A_HIGH_CASTE_LADYS_DAINTY_LILY_FEET

Một phụ nữ bó chân

Để “đôi chân hoa huệ” ngày càng nhỏ xinh và hoàn thiện, người ta lại
càng ra sức căng chặt vải buộc chân cho thêm phần đau đớn. Để rồi đến
cuối triều nhà Minh (1636-1911), nó chẳng khác gì một cuộc hành hình mà
bất cứ cô gái mới lớn nào cũng đón nhận bằng thái độ vừa háo hức, vừa
khiếp đảm.

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc FootBindingRxSchema2

So sánh x quang giữa chân bó và chân thường

Thời kỳ này, các bé gái lên 5-7 tuổi đã bắt đầu nghi lễ buộc chân. Bà và
mẹ thường là những người đích tay buộc dải băng (dài 2,5 m, rộng 5cm )
vòng quanh chân cô con gái nhỏ, càng chặt thì càng có hy vọng kiếm tấm
chồng cao sang quyền quý sau này. Ngón chân cái để nguyên bình thường
trong khi 4 ngón chân còn lại bị ép cứng vào nhau, sao cho chỉ trong
vòng 1 năm xương nát nhừ là “đạt chuẩn”.

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc Wang_feet500

Vài năm đầu, cơn đau nhức mỗi lúc sẽ tăng dần lên, thậm chí đau đớn phát
ngất chứ đừng nói đi lại gì. Muốn di chuyển, kiều nữ bó chân chỉ còn
cách trườn bò hoặc phải có người dìu đỡ, cách tốt nhất là cứ yên vị một
chỗ cho xong. Gót chân chai cứng dần bởi trong suốt quá trình bó chân
hoa huệ, các cô gái chỉ có thể đi đứng bằng gót chứ tuyệt nhiên không
được động chạm tới gan bàn chân và 5 đầu ngón chân.

Sau nhiều năm vật vã “làm đẹp” như thế, cuối cùng xương bàn chân cũng
cong lên thành hình... “hoa huệ”. Dải băng tuy không được tháo ra nhưng
cảm giác đau cũng dần dần chai sạn. Đến lúc này, những cô gái chân hoa
sen, hoa huệ có thể ngẩng cao đầu mà bước vào cuộc thi được tổ chức giữa
các gia tộc quyền quý nhất.

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc 30149377_bo-chan3-1006

Giày chuyên dụng cho "bàn chân hoa huệ"

Một bàn chân đẹp hoàn hảo thường có độ dài từ 7-10cm. Chân càng nhỏ,
nghĩa là người con gái ấy càng đẹp, và càng có nhiều cơ hội kén chồng
danh giá.

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc 30149377_bo-chan1-1006

Chiều dài lý tưởng từ 7-10 cm

“Chân hoa huệ” cần phải được chăm sóc và cọ rửa cẩn thận mỗi ngày. Nếu
móng chân mọc quá dài ăn sâu vào mu bàn chân có thể gây nhiễm trùng,
thậm chí nếu băng quá chặt có thể xảy ra hiện tượng hoại tử và nhiễm
trùng máu. Bàn chân bó sẽ đau đớn và “oặt oẹo” suốt đời. Hơn thế, nó lúc
nào cũng phát ra mùi khó ngửi.

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc Piedsbandes

Họa sĩ Frédéric Pineau giải thích: "Loại truyền thuyết như thế thì nhiều
lắm và trong nền văn hóa Trung Hoa người ta thường khó mà phân biệt
được đâu là huyền thoại, đâu là thực tế. Nhưng, người ta biết rằng tập
tục bó chân ở phụ nữ đã có từ rất sớm, khoảng thiên kỷ đầu tiên. Người
ái thiếp của một ông vua chư hầu lúc ấy là một vũ nữ quyến rũ có đôi
chân bó trong đôi giày giống như các vũ công múa ba lê của phương Tây.
Nhiều quý bà trong triều đình cũng bắt đầu bắt chước bó chân để có được
dáng đi lảo đảo và ẻo lả". Cho đến giai đoạn thống trị của người Mãn
Châu, vào 1644, tục bó chân chỉ được thực hiện trong tầng lớp quý tộc và
vương giả. Sau đó các tầng lớp khác trong xã hội cũng bắt chước theo.

90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì
tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để
cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm: đó là
đôi bàn chân bông sen vàng! đôi giày bé tí sẽ được làm tại nhà và hôm
trước ngày bó chân lần đầu tiên, người mẹ của bé gái sẽ đặt đôi giày đầu
tiên lên bàn thờ tử thần của lòng khoan dung. Các bà mẹ phải tiến hành
tục bó chân cho con gái họ vì lo lắng cho tương lai của con họ. Ở Trung
Hoa thời xưa, phụ nữ phải phục tùng uy quyền của người cha, sau đó đến
người chồng và nếu chồng qua đời sớm phải nghe theo người con trai. Cho
nên cô gái Trung Hoa sẽ hạnh phúc nếu tìm được người chồng tốt.

Hãy nghe lời kể của một nhà truyền giáo phương Tây vào thế kỷ 19: "Cô
gái có đôi bàn chân bé khoảng 7cm, thậm chí thật gớm ghiếc, sẽ có nhiều
cơ may lấy chồng hơn một thiếu nữ có đôi bàn chân bình thường". Người
phụ nữ có "gót sen vàng" được đánh giá là thượng lưu(!), có thể đạt tới
một địa vị xã hội cao quý. Còn hơn cả mọi phần khác của thân thể phụ nữ,
cảm hứng tình dục của Trung Hoa cổ dành phần ưu ái cho đôi bàn chân,
hay đúng hơn là cho bề ngoài của chúng. Thế nhưng yêu bàn chân trần của
một phụ nữ bị coi là một sự đồi bại. Cách đây 7 thế kỷ, triết gia Fang
Xun đã nhắc nhở những người chồng: "Nếu anh cởi bỏ đôi giày và dải băng
bó chân ra, cảm xúc thẩm mỹ sẽ bị phá đổ mãi mãi".

Những đôi giày bông sen vàng vô cùng phong phú. Chúng được làm bằng lụa
đỏ, màu của ngày hôn lễ và bên trong giày thường được trang trí cảnh ái
ân mà người vợ trẻ sẽ đón nhận trên chiếc giường trong đêm tân hôn. Từ
trước đó, cô dâu phải thêu những đôi giày bông sen vàng cho mẹ chồng. Về
mặt cá nhân, cô dâu phải có ít nhất 4 đôi giày như thế. Con số lý tưởng
là 16 đôi, tức mỗi mùa dùng 4 đôi. Cũng theo quy định, trong thời gian
tang chế kéo dài 5 giai đoạn trong 27 tháng, lụa và màu đỏ được thay
bằng vải trắng và các màu sậm.

Sau Cách mạng Trung Quốc, vào 1949, tục bó chân đã giảm bớt do ảnh hưởng
của phương Tây và sau đó mất hẳn. Họa sĩ Frédéric Pineau cho biết: "Bây
giờ những phụ nữ bó chân của Trung Quốc chỉ còn có những đôi giày bé tí
có dây buộc thật nhạt nhẽo buồn tẻ do các cửa hàng nhà nước cung cấp mà
thôi". Những đôi giày bông sen vàng ngày nay là những cổ vật bảo tàng
mà những bà cụ Trung Quốc nhập cư ở phương tây không chịu từ bỏ.
Beverley Jackson, tác giả của một trong những cuốn sách hiếm hoi về đề
tài này, đã nhìn thấy những chiếc giày bé tí này và đã lặng lẽ ngấm
nghía những chứng tích của một thời tuổi trẻ và vẻ đẹp của phụ nữ Trung
Hoa xưa.

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc Footbinding_corbis500
tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc Zhou_guizhen500

Chính quyền Trung Quốc hiện nay đã ra lệnh cấm tục bó chân, tuy nhiên
đâu đó trên các tỉnh thành đất nước người ta vẫn thấy nhiều cụ bà cao
tuổi dò dẫm đi lại với đôi chân cong cong bé xíu - di chứng của hủ tục
một thời.

Cụ bà "bó chân" cuối cùng của Trung Quốc

Bó chân hay còn gọi là tục quấn chân của Trung Quốc là một trong những tập tục hà khắc, đau đớn nhất trong lịch sử.

Nếu ai quan tâm đến văn học sử hoặc xem các bộ phim cổ trang của Trung
Quốc sẽ thấy một phong tục rất cầu kỳ dành cho những bé gái, đó là tục
“bó chân” hay còn gọi là quấn chân. Người Trung Quốc quan niệm con gái
đẹp là phải thắt đáy lưng ong, bàn chân nhỏ, da dẻ trắng hồng… Những cô
gái nào có đôi chân thật nhỏ mới có thể lấy được chồng tử tế. Chính vì
vậy ngay từ nhỏ các bé gái đều phải bó chân để có đôi chân đi vừa những
đôi hài cổ trước đây.

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc Bo-chan-1

Những đôi chân được bó cho phù hợp với những chiếc hài cổ

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc Bo-chan-7

Những đôi hài cổ có mũi rất nhọn
Ở thành phố Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có một thôn trang tên là
Lục Nhất Thôn, nơi đây có tới 300 phụ nữ với đôi chân được bó từ nhỏ,
chân họ dài chưa đến 20 phân. Vừa qua người ta đã tiễn đưa người phụ nữ
cuối cùng của Trung Quốc và cũng là người phụ nữ cuối cùng trong số 300
phụ nữ có đôi chân bó.
tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc Bo-chan-2

Cụ bà Ngọc Tâm Viên
tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc Bo-chan-3

Đôi chân được bó chặt để phù hợp với những đôi hài mũi nhọn

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc Bo-chan-4
Đôi chân dài chưa đến 20 cm

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc Bo-chan-5

Các ngón chân gần như dính liền nhau

Cụ bà Ngọc Tâm Viên thọ 93 tuổi, từ khi lên 7 tuổi bà đã được bố mẹ bó
chân cho, tuy nhiên so với mọi người chân của Viên chưa đủ bé nên phải
lấy một người chồng làm nông dân nghèo. Khi 20 tuổi thì chồng bà qua
đời, một mình phải nuôi dạy bốn cô con gái. Cuộc sống vất vả, lo toan
rồi cũng qua đi khi các con đều có cuộc sống và gia đình riêng.

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc Bo-chan-6

Cũng cần nói thêm, tục bó chân là một trong những yêu cầu bắt buộc dành
cho phụ nữ Trung Quốc trước đây. Để có được đôi chân bé và đi vừa những
đôi hài cổ họ đã phải chịu đựng sự đau đớn tột cùng. Những đôi chân được
bó chặt, các ngón chân gần như biến dáng để phù hợp với những đôi hài
mũi nhọn. Móng chân cũng không còn, các ngón chân ngày càng thuôn nhỏ và
cảm giác như dính với nhau.

Sau khi thành lập cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa thì tục này đã
được bỏ. Ngày nay để bảo vệ đôi chân mình phụ nữ Trung Quốc rất chịu khó
đi giầy, bởi theo họ đôi chân là một phần hết sức quan trọng chính vì
vậy bảo vệ đôi chân và giữ đôi chân trắng là điều hết sức cần thiết.

TrangMT

TheoSH

Những nạn nhân cuối cùng của tục bó chân Trung Quốc

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc 9f8998067981682a740ed848253ee49b

Cái giá phải trả cho đôi "gót sen hồng"

Bà Zhang Huaixian mới ba tuổi khi bị mẹ đập vỡ ngón chân và buộc chúng
quặp xuống phía dưới lòng bàn chân, biến bà trở thành một trong hàng
ngàn phụ nữ Trung Quốc “nhân danh” sắc đẹp, hay chính xác hơn là “gót
sen hồng”, mà cả cuộc đời mang một đôi chân không lành lặn.

Tục bó chân, để làm cho bàn chân của người phụ nữ trông nhỏ xinh, phổ
biến rộng rãi khắp Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Mãi đến năm 1912 khi
triều đại phong kiến cuối cùng bị sụp đổ, nó mới bị cấm.

Nhưng một số phụ nữ vẫn bí mật bó chân, đặc biệt là ở những vùng xa xôi
hẻo lánh như Xiaojie, một thị trấn nhỏ ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung
Quốc. Nhiều năm trước, có hơn 100 phụ nữ bó chân sống ở thị trấn này,
như một minh chứng rõ ràng rằng nơi đây ngành dệt vải từng phát triển
rất thịnh vượng và các bậc làm cha mẹ đã gửi gắm một mong ước lớn ở các
cô con gái của mình.

Bà Zhang giờ đã 97 tuổi, là một trong số ít người thời đó còn sống sót.
“Tôi vẫn còn nhớ rõ đã đau đớn như thế nào”, bà nói. “Đau đến nỗi buổi
tối tôi phải bí mật tháo chân ra để xoa bóp. Khi bố mẹ tôi phát hiện ra,
họ đã đánh tôi và bắt tôi không được làm thế nữa. Cuối cùng họ còn khâu
dây buộc vào để tôi không thể tháo nó ra được nữa”.

Sau khi mẹ qua đời, bà Zhang vẫn tiếp tục phải bó chân, để buộc những ngón chân méo mó cùng gót chân xích lại gần nhau hơn nữa.

Nhưng với đôi chân co quắt, bà Zhang thường không thể nào làm hết phần
việc của mình ở ngoài đồng cũng như lên núi kiếm rau, hoa quả được.

Một số nhà sử học ước tính trong suốt chiều dài lịch sử có tất cả khoảng
2 tỷ phụ nữ Trung Quốc đã bó chân. Theo truyền thuyết, thì tục bó chân
có từ thời nhà Thương, trị vì từ năm 1700 đến 1027 trước Công nguyên.
Chuyện kể rằng do một Hoàng hậu đời nhà Thương có một chân rất ngắn và
méo mó, nên bà đã ra lệnh cho tất cả phi tần cung nữ trong hoàng cung
phải bó chân.

Còn theo các ghi chép lịch sử từ triều đại nhà Tống thì tục bó chân bắt
đầu dưới sự trị vì của vua Li Yu, từ năm 961 - 975. Thời đó, vua Li Yu
đã đem lòng yêu một vũ nữ tài năng. Người vũ nữ này đã buộc chân để bắt
chước hình dáng của mặt trăng non và trình diễn điệu múa hoa sen. Chính
vì vậy mà cách gọi “gót sen hồng” đã được ra đời từ đó.

Trong những triều đại tiếp theo, tục bó chân trở nên phổ biến hơn và lan
rộng từ thành thị đến các vùng nông thôn, nơi các cô gái trẻ nhận ra
rằng buộc chân có thể xem như là “giấy thông hành” cho họ thăng tiến và
giàu có hơn.

Và mãi đến tận khi nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng của Trung
Quốc, bị đánh đổ, thì tục bó chân mới bị cấm. Năm 1915 chính phủ cho
phép những người đi kiểm tra được quyền phạt những người vẫn còn bó
chân.

Hàng xóm của bà Zhang,Yang Cuixiu, năm nay đã 86 tuổi, thấy tiếc vì đã
bó chân mình. Tuy nhiên bà nói đó là cách duy nhất để bà có thể kiếm
được chồng. “Trong đám cưới, mọi người sẽ đến xem chân của cô dâu trước.
Nếu cô ấy có bàn chân nhỏ, mọi người sẽ nghĩ đó là một cô gái tốt. Nếu
bàn chân cô gái đó to, sẽ chẳng ai dám cưới”, bà nói.

Tuy nhiên năm 1982, một số phụ nữ bó chân đã thành lập một đoàn múa và
thỉnh thoảng đi lưu diễn khắp đất nước. Có lúc đoàn múa này lên tới 82
người, nhưng hiện chỉ còn 9 và người trẻ nhất đã 70 tuổi.
Tài Sản của bobi.vn

:

Về Đầu Trang Go down
 

tục lệ bó chân kinh hoàng ở trung quốc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Hình ảnh Vụ cưỡng hiếp kinh hòang thế giới
» Thập đại mỹ nhân mới của Hàn Quốc
» Ren Zhen De Xue- Tuyet chân thật!
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
¯¯¶hốñG…ñhất SÇhool :: Tin thức :: Tin tức 24/7/365 :: Tin kỳ lạ...kỳ thú....-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất